Gà trống và văn hóa Việt Gà_trống

Một con gà trống ở nông trại ÚcTranh Kim Hoàng, một loại tranh dân gian của người Việt, vẽ gà trống

Đuôi gà trống có lông dài vào vồng lên, cũng là đặc điểm của gà trống. Trong văn hóa người Việt, cách trang phục phụ nữ miền Bắc ngày xưa khi vấn khăn thì để chừa ra một đoạn tóc đầu cùng bỏ buông lơi, gọi là "tóc đuôi gà". Kiểu tóc này là một nét đẹp được nhiều người ưa thích, đứng trên hết nên ca dao mới có câu:

Một thương tóc bỏ đuôi gàHai thương ăn nói mặn mà có duyênBa thương má lúm đồng tiềnBốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua...

Thành ngữ "gà mái gáy" thường dùng với tính chỉ trích, nói lên người đàn bà tiếm dụng hay làm phận việc của đàn ông. Ngược lại, người đàn ông góa vợ, phải chăm lo cho con thì tiếng Việt gọi là "gà trống nuôi con".

Con gà trống cũng có mặt trong những câu đố dân gian vì tướng mạo "quân tử" của nó như trong câu:

Chân đạp miền thanh địa,Ðầu đội mũ bình thiên,Mình mặc áo mã tiên,Ban ngày đôi ba vợ,Tối một mình nằm riêng.

Gà trống còn là vật cúng tế cổ truyền nên có câu:

Trên đầu đội sắc vua banDưới thì yếm thắm dây vàng xum xuêThần linh đã gọi thì vềNgồi trên mâm ngọc gươm kề sau lưng.